Nên sử dụng cân định lượng điện tử hay cân cơ học?
- 07/05/2024
- 463
Bên cạnh những chiếc cân cơ học truyền thống thì cân định lượng điện tử cũng đang được nhiều người ưa chuộng để để đo lường trọng lượng. Vậy, nên sử dụng loại cân nào để đạt hiệu quả công việc nhất? Đây chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều người tiêu dùng băn khoăn khi chọn mua.
Bài viết này, Thiết bị M5s sẽ so sánh ưu và nhược điểm của cả hai loại cân này, đồng thời sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích để giúp bạn có sự lựa chọn phù hợp nhất nhé.
NỘI DUNG CHÍNH:
- Ưu và nhược điểm của cân cơ học
- Ưu, nhược điểm của cân định lượng điện tử
- So sánh cân cơ học và cân định lượng điện tử
- Nên sử dụng cân định lượng điện tử hay cân cơ học?
1. Ưu và nhược điểm của cân cơ học
Cân cơ học là loại cân truyền thống được sử dụng phổ biến để đo trọng lượng của con người, vật dụng, hàng hóa,...Cân này hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng lò xo để cảm nhận những biến đổi của trọng lực khi đè lên. Từ đó, xác định được khối lượng chính xác của đồ vật.
Ưu điểm:
- Giá thành rẻ: Cân cơ học thường có giá thành khá rẻ khoảng 200.000 - 1.700.000 đồng (tùy vào từng mẫu máy), rẻ hơn nhiều so với máy cân định lượng điện tử.
- Cấu tạo đơn giản: Cân có cấu tạo đơn giản, dễ dàng sử dụng, bạn chỉ cần đặt vật cần cân lên bàn cân và đọc kết quả trên kim chỉ.
- Độ bền cao: Cân cơ học được làm từ thép có độ bền cao, có khả năng chịu lực tốt và ít bị hư hỏng.
- Không phụ thuộc vào nguồn điện: Do không cần sử dụng pin hay nguồn điện, nên người dùng có thể sử dụng cân đồng hồ ở mọi lúc mọi nơi.
- Chịu được sức nặng lớn: Thiết bị có thể chịu được sức cân lớn, lên đến 150kg nên bạn có thể cân nhiều loại hàng hóa nặng.
Nhược điểm:
- Độ chính xác thấp: So với máy định lượng điện tử, cân cơ học có độ chính xác thấp hơn, sai số thường dao động từ 0,5 đến 1 kg.
- Lò xo dễ bị giãn: Sau khi cân được sử dụng một thời gian thì lò xo bên trong thường bị giãn nên cân sẽ không được chính xác như lúc đầu.
2. Ưu, nhược điểm của cân định lượng điện tử
Cân định lượng điện tử là loại cân sử dụng cảm biến lực kết hợp với mạch điện tử để định lượng sản phẩm theo mức trọng lượng đã cài đặt đặt sẵn. Máy định lượng điện tử thường được dùng để định lượng sản phẩm dạng bột, dạng hạt như bột mì, cà phê, tiêu, gạo, gia vị, trà, linh kiện điện tử,...
Ưu điểm:
- Độ chính xác cao: Ưu điểm nổi bật nhất của cân định lượng điện tử đó là có độ chính xác cao và sai số thấp (thường <=1 - 2%).
- Tải trọng lớn: Phễu chứa nguyên liệu được thiết kế rộng rãi mang lại khả năng định lượng sản phẩm có trọng lượng lớn lên đến 15000g.
- Tốc độ cân nhanh chóng: Máy được trang bị động cơ công suất lớn kết hợp với hệ thống định lượng có độ nhạy cao nên tốc độ cân vô cùng nhanh chóng, từ đó tăng hiệu quả sản xuất và tiết kiệm thời gian.
- Chất liệu cao cấp: Toàn bộ thân máy đều được làm từ thép có khả năng chống gỉ sét và chịu được va đập tốt từ đó tăng độ bền cho máy.
- Dễ sử dụng: Cân định lượng điện tử có màn hình Led hiển thị mức định lượng thực tế giúp người dùng dễ dàng quan sát theo dõi. Các bạn có thể xem video vận hành máy cân định lượng điện tử cực kỳ dễ dàng dưới đây.
Nhược điểm:
- Giá thành cao: Máy định lượng điện tử có giá thành cao hơn so với loại cân cơ học.
- Kích thước cồng kềnh: Thiết bị có kích thước cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích hơn so với cân cơ học.
- Cần nguồn điện để vận hành: Máy cần sử dụng nguồn điện thì mới có thể hoạt động được.
>>Tìm hiểu thêm bài viết liên quan: Những lỗi thường gặp khi sử dụng cân định lượng điện tử
3. So sánh cân cơ học và cân định lượng điện tử
Để hiểu hơn về sự khác nhau giữa hai loại cân này thì các bạn có thể tham khảo bảng so sánh bên dưới:
Tiêu chí | Cân cơ học | Cân định lượng điện tử |
---|---|---|
Thiết kế | Đơn giản, nhỏ gọn, dễ dàng sử dụng | Thiết kế hiện đại hơn, có thêm màn hình Led hiển thị |
Độ chính xác | Sai số cao từ 0.5 - 1kg nếu không thường xuyên chỉnh kim | Độ chính xác cao, sai số thấp (<=1 - 2%) |
Độ bền | Độ bền theo thời gian. Lò xo dễ bị giãn sau một thời gian sử dụng | Độ bền cao, chất liệu inox cao cấp chống gỉ sét giúp bảo vệ tốt động cơ bên trong |
Nguồn điện | Không cần | Cần |
Ứng dụng | Dùng cho nhu cầu cân khối lượng cơ bản, được dùng để cân hàng hóa, đồ đạc | Dùng cho nhu cầu cân sản phẩm chính xác, chuyên dùng để định lượng nguyên liệu dạng bột, dạng hạt |
Giá thành | Khá rẻ khoảng 200.000 - 1.700.000 đồng | Giá cao hơn, từ 2.190.000 - 29.000.000 đồng |
4. Nên sử dụng cân định lượng điện tử hay cân cơ học?
Từ những phân tích ở trên thì chúng tôi tin chắc bạn đã có đáp án cho riêng mình. Có thể thấy, việc lựa chọn sử dụng loại cân nào còn phụ thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng của bạn.
- Nếu bạn cần tiết kiệm chi phí đầu tư và không có yêu cầu cao về độ chính xác thì nên sử dụng cân cơ học. Bên cạnh đó, cân cơ học thường có cấu tạo nhỏ gọn, có thể di chuyển đến bất kỳ vị trí nào để sử dụng mà không cần nguồn điện.
- Nếu bạn cần độ chính xác cao trong việc định lượng sản phẩm thì cân định lượng điện tử là sự lựa chọn phù hợp hơn. Tuy giá thành cao hơn so với cân cơ học, bù lại máy định lượng điện tử có khả năng định lượng nhanh chóng với mức sai số cực kỳ thấp, giúp sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng.
Qua bài viết trên, Thiết bị M5s hy vọng bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về cân định lượng điện tử và cân cơ học. Từ đó bạn có thể dễ dàng lựa chọn cho mình loại cân thích hợp nhất!
Nếu bạn có nhu cầu mua máy cân định lượng tại TPHCM hãy liên hệ ngay cho M5s để được tư vấn mua và giao hàng miễn phí, nhanh chóng nhé.