Một số lỗi thường gặp của máy dán nhãn và cách khắc phục
- 21/01/2025
- 14
Trong quá trình sử dụng máy dán nhãn, người dùng thường gặp phải một số lỗi phổ biến như nhãn dán bị lệch, bị nhăn,.. khiến cho công việc bị gián đoạn làm giảm hiệu suất và chất lượng thành phẩm.
Bài viết này M5s sẽ giới thiệu đến bạn một số lỗi phổ biến khi sử dụng máy dán nhãn và cách khắc phục nhanh chóng, dễ dàng ai cũng có thể thực hiện được.Cùng tìm hiểu ngay nhé.
Nội dung chính:
- Lỗi tem nhãn bị lệch, không thẩm mỹ
- Lỗi nhãn dán không chạy, không ra tem
- Lỗi nhãn ra không đều hoặc thiếu tem
- Lỗi tem nhãn dán bị nhăn
- Máy dán nhãn phát ra tiếng ồn khi vận hành
1. Lỗi tem nhãn bị lệch, không thẩm mỹ
- Dấu hiệu: Sau khi máy dán nhãn hoạt động, thành phẩm nhãn dán bị lệch so với mong muốn. Có thể bị lệch sang trái, sang phải hoặc bị lên trên, xuống dưới so với trung tâm của chai lọ. Nghiêm trọng hơn, phần tem bị dán chồng lên nhau hoặc dán sót.
Dưới đây là nguyên nhân và cách khắc phục của lỗi tem nhãn bị lệch, không thẩm mỹ:
- Nguyên nhân:
- Mắt cảm biến bị lỗi, không nhận chính xác vị trí nhãn và chai lọ.
- Cuộn nhãn đặt bị lệch, méo mó hoặc gặp lỗi in ấn từ nhà sản xuất.
- Trục quay tem quay không ổn định.
- Vị trí cố định chai lọ bị lỏng so với kích thước chai lọ.
- Cách khắc phục:
- Kiểm tra lại mắt cảm biến có bị dính bụi bẩn hay không, nếu có thì vệ sinh sạch sẽ lại. Ngoài ra, mắt cảm biến có thể bị nghiêng nên cần chỉnh lại đúng vị trí mong muốn. Nếu cảm biến bị hư, cần phải thay mới để đảm bảo quá trình vận hành.
- Kiểm tra lại vị trí đặt cuộn nhãn, đảm bảo đặt đúng vị trí trung tâm, không bị lệch về hướng nào. Nên gài chốt cố định nếu có để tránh cuộn nhãn bị chạy lệch trong quá trình hoạt động liên tục.
- Trục quay lâu ngày có thể bị gỉ sét, khoặc mài mòn. Cần bôi trơn để hoạt động êm ái hơn.
- Cần chỉnh nơi cố định chai lọ hay vị trí dán nhãn sát với bề mặt chai lọ. Như vậy, phần nhãn sẽ được dán chặt ngay sau khi tiếp xúc, hạn chế bị lệch.
2. Lỗi nhãn dán không chạy, không ra tem
Dấu hiệu: Dù đã dập cần tay hoặc bấm nút khởi động nhưng cuộn nhãn không chạy và không dán vào về mặt chai lọ.
- Nguyên nhân:
- Nguồn điện kết nối không ổn định, lỗi dây nguồn.
- Công tắc hành trình bị lỗi hoặc hư hỏng.
- Cách khắc phục:
- Kiểm tra lại nguồn điện, đảm bảo dây nguồn không bị đứt hoặc nguồn điện không bị chập chờn.
- Điều chỉnh con ốc điều khiển công tắc hành trình sao cho phù hợp bằng cách vặn từ từ theo chiều kim đồng hồ. Chỉnh đến khi nào dập xuống nhãn chạy là được.
3. Lỗi nhãn ra không đều hoặc thiếu tem
- Dấu hiệu: Phần tem nhãn bị chạy ra liên tục nhưng có lúc lại không ra. Phổ biến hơn là phần nhãn chạy bị thiếu 1 phần hoặc bị thừa.
- Nguyên nhân:
- Con mắt cảm biến bị out (nhận diện sai vị trí nhãn).
- Mắt cảm biến bị bám bẩn, phát hiện nhãn bị sai.
- Cách khắc phục:
- Tiến hành vệ sinh con mắt cảm biến để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, căn chỉnh lại nếu bị lệch.
- Cần lại chỉnh lại vị trí cảm biến nếu máy hiển thị bị out. Lúc này cần lấy dụng cụ đi kèm máy để chỉnh lại độ nhạy bằng cách. Sao cho khi di chuyển nhãn qua mắt cảm biến không bị hiện out (màu xanh) và khi đến vị trí khoảng cách 2 nhãn mới hiện out (màu đỏ) là được.
4. Lỗi tem nhãn dán bị nhăn
- Dấu hiệu: Thành phẩm nhãn bị nhăn nheo gây mất thẩm mỹ, giảm tính chuyên nghiệp. Thậm chí không thể sử dụng được. Gây tốn kém chi phí nguyên liệu cũng như thời gian để thay thế.
- Nguyên nhân:
- Vị trí dán nhãn quá lỏng/quá chặt so với kích thước chai lọ.
- Bộ phận lưỡi gà máy dán nhãn quá sát so với bề mặt chai.
- Chất lượng tem nhãn không đảm bảo.
- Chai lọ, máy dính bụi bẩn.
- Cách khắc phục:
- Cần điều chỉnh vị trí dán nhãn có độ rộng vừa đủ. Nếu lỏng nhãn sẽ bị lỏng, qua tác động nhẹ sẽ là nhăn nhãn. Còn quá chặt sẽ tạo áp lực sớm và khiến phần tem bị nhăn.
- Điều chỉnh phần lưỡi gà sao cho đẩy chai lên trên và cách nhau từ 2 - 3mm là được.
- Ngoài ra, cần chọn mua tem có độ dày vừa phải, không quá mỏng. Không sử dụng nếu nhãn dán bị ẩm ướt.
- Cần vệ sinh máy và bề mặt chai lọ sạch sẽ để tránh bụi bẩn bám vào khi dán.
5. Máy dán nhãn phát ra tiếng ồn khi vận hành
Dấu hiệu: Khi vận hành, máy phát ra âm thanh lạ như tiếng rít hoặc tiếng động lớn một cách liên tục. Gây ảnh hưởng tới không gian làm việc.
Nguyên nhân:
- Motor máy hoặc bạc đạn bị hư hỏng, đặc biệt là bạc đạn.
- Các bộ phận truyền động như trục xoay, con lăn bị kẹt, các khớp nối bị hao mòn.
- Băng tải bị lỏng, bị vật lạ rơi vào bên trong.
- Đặt máy ở vị trí không cần bằng, máy bị rung lắc.
Cách khắc phục:
- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế các bộ phận, linh kiện của máy theo định kỳ của nhà sản xuất.
- Tra thêm dầu mỡ vào các khớp nối và bộ phận truyền động để quá trình vận hành được êm ái hơn.
- Kiểm tra và vệ sinh bộ phận băng tải nếu cần thiết.
- Đặt máy ở vị trí bằng phẳng, hạn chế khu vực bụi bẩn hoặc dễ bị vật lạ bắn vào trong máy.
Những thông tin trên đã giúp chúng ta tìm hiểu qua các lỗi thường gặp của máy dán nhãn cũng như cách khắc phục. Mong rằng những thông tin sẽ giúp bạn xử lý lỗi của máy nếu gặp phải ngay tại nhà một cách nhanh chóng.
Và đừng quên, liên hệ ngay tới M5s nếu có nhu cầu sở hữu chiếc máy dán nhãn chai lọ chất lượng nhé.