Các loại bao bì đóng gói thường gặp và loại máy hàn miệng túi phù hợp
- 25/07/2019
- 5177
Bao bì được sử dụng rất nhiều hiện nay và khi đựng sản phẩm thì chúng cần được làm kín miệng túi bằng những thiết bị đóng gói. Dựa vào nhiều yếu tố mà mỗi loại bao bì sẽ thích hợp với loại thiết bị đóng gói khác nhau.
Nhằm giúp cho khách hàng sử dụng máy hàn miệng túi biết được loaị chất liệu túi nào phù hợp với loại máy hàn miệng túi nào, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin đó.
Hiện nay trên thị trường có các loại bao bì đóng gói phổ biến như: PE (HDPE và LDPE), PP, OPP, túi Zip, túi giấy bạc,.... Và 3 máy ép miệng túi đóng gói phổ biến hiện nay là máy hàn miệng túi dập tay, máy hàn miệng túi dập chân, máy hàn miệng túi liên tục.
Máy hàn miệng túi liên tục
Máy hàn miệng túi dập chân
Máy hàn miệng túi dập tay
Sau đó chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đặc tính của từng loại bao bì và loại máy hàn miệng túi phù hợp:
1. Túi PE, PP
Túi PP
Túi PE
Túi PE là loại túi được làm từ hợp chất Polyethylene. Đặc điểm của loại này là có độ trong suốt, có độ bóng mịn bề mặt, chống thấm nước cao nhưng chống thẩm thấu khí kém. Theo mật độ PolyEthylene, người ta chia túi PE thành 2 loại: HDPE và LDPE.
Túi PP được làm từ nhựa Polypropylen có độ bền cơ học cao hơn, khá cứng, không dẻo, khó bị kéo giãn dọc như túi nhựa HDPE hay PE. Đặc biệt, túi nilon PP có độ mịn, độ bóng bề mặt cao, sức bền cơ lý tốt hơn. Thường dùng làm túi đựng thực phẩm, bảo quản hàng hoá.
Cả 2 loại túi PP và PE đều có thể được hàn bằng cả máy hàn miệng túi dập tay, máy hàn miệng túi dập chân, máy hàn miệng túi liên tục.
Tuy nhiên, cần lưu ý nếu túi quá mỏng thì nên dùng máy hàn miệng túi dập tay hoặc máy hàn miệng túi liên tục điều chỉnh nhiệt độ thấp, tốc độ nhanh và thao tác hàn nhanh. Còn khi túi quá dày, vật phẩm bên trong nặng, bạn nên dùng máy hàn miệng túi dập chân.
2. Túi OPP
Túi OPP là loại túi ép, cấu tạo từ 2 lớp màng polypropylene , có độ co giãn cơ lý tốt, độ nét cao, chống ẩm tuyệt vời. Vì vậy túi OPP là loại túi cao cấp, dùng để đựng hàng hoá đặc biệt, hoặc in túi nilon cho quảng cáo marketing. Thích hợp đóng gói các thực phẩm: bánh kẹo, trái cây khô, các loại gia vị, thảo dược, các loại hạt, hay vật tư y tế.
Loại túi này nếu cần thiết thì thường được hàn bằng máy hàn miệng túi liên tục, nếu khối lượng vật phẩm bên trong không quá 5kg. Còn nếu khối lượng vật phẩm đựng trong túi quá nặng, bạn nên dùng máy dập chân.
3. Túi Zip, túi giấy mặt trong mặt bạc
Túi Zip mặt trong mặt bạc, túi giấy bạc thường là loại túi dày, được dùng để trưng bày, chứa các loại thực phẩm như trà, cà phê, các loại hạt điều, mắc ca, hạnh nhân, hạt dẻ, đậu nành, hạt chia, các loại bột nghệ, bột ngũ cốc, bột dinh dưỡng, khô gà, tôm khô, bánh mứt, các loại thức uống dạng lỏng…
Hai loại túi này thường được hàn bằng máy hàn miệng túi liên tục ở nhiệt độ 250 độ C hoặc máy hàn miệng túi dập chân. Nếu bạn muốn hàn nhanh thì nên lựa chọn máy hàn miệng túi liên tục, vì máy có phần băng chuyền, điều chỉnh được tốc độ. >> Xem thêm: 3 thao tác điều chỉnh băng chuyền máy hàn miệng túi liên tục
Trên đây là các loại bao bì thường gặp và các loại máy hàn miệng túi phù hợp. Nếu bạn có loại bao bì khác hoặc muốn xem trực tiếp quá trình hàn, vận hành của từng loại máy, đến ngay địa chỉ tại: https://g.page/thietbidonggoim5s (nhớ mang theo túi mẫu của bạn) để lựa chọn loại máy phù hợp nhất.
>> Xem thêm: Những lỗi thường gặp khi dùng máy hàn miệng túi liên tục có In date (phần 1, phần 2)